Kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga - chân phanh

Sau đây là kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga - phanh của nhiều tài xế qua nhiều năm kinh nghiệm:

Nhiều năm qua tình trạng tai nạn giao thông ô tô ngày cao tăng cao nguyên nhân chủ yếu là do nhưng người mới có bằng lái xe và đạp nhầm chân ga và chân phanh, theo mọi người gọi đó là xe "Điên"

Như mọi người đã học lái xe và biết sự khác nhau giữa xe số sàn và số tự động:

- Xe số sàn: chân trái điều khiển côn (bộ ly hợp), chân phải vừa điều khiển ga vừa điều khiển phanh;

- Xe số tự động: không có côn nên chân trái không làm gì còn chân phải vẫn sử dụng như xe số sàn

- Bàn phanh có bản rộng còn bàn ga có bản hẹp;

- Bàn phanh cao hơn bàn ga (khi đạp gần hết hành trình bàn phanh thì lúc này mặt bàn phanh mới ngang mặt bàn ga).

- Tinh thần người lái không được tỉnh táo (căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích...).

- Một số tình huống bất ngờ.

- Tạm dừng xe (đèn đỏ, khách xuống xe). Phòng tránh: ngay lập tức chuyển về số N (có thể là P cũng được) và chân vẫn để ở vị trí phanh.

- Tiến hoặc lùi xe qua vật cản (thường ở thành phố là vỉa hè). Phòng tránh: không nên cố gằng vượt qua. Nếu bắt buộc phải thực hiện thì nên dịch chuyển ra xa vỉa hè một khoảng cách vừa đủ sau đó nới chân phanh để xe tiến về vỉa hè theo đà và vượt qua (có thể thêm chút ga cho có đà rồi chuyển ngay bàn chân về vị trí phanh).

Tại sao lại chân phải vừa điều khiển ga và phanh dù là xe số sàn hay tự động? Ga - phanh là hai hệ thống đối ngược nhau và tại mỗi thời điểm thì chỉ một hệ thống hoạt động (đối với ôtô thông thường). Vì vậy chỉ một chân đảm trách cho cả 2 nhiệm vụ là phù hợp và ngăn ngừa mọi hỏng hóc xảy ra khi cả 2 hệ thống cùng hoạt động.

Để giảm thiểu sự nhầm lẫn ga – phanh và hậu quả của nó, về mặt kỹ thuật các nhà chế tạo đã làm:

- Bàn đạp phanh ở ngoài (bên trái) và bàn ga phía trong (bên phải) (tính từ trung tâm vị trí ngồi của người lái);
Những nguyên nhân gây đạp nhầm chân ga với chân phanh.

- Kỹ năng lái xe chưa thực sự thành thạo.

- Tinh thần người lái không được tỉnh táo (căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích...);

- Một số tình huống bất ngờ.

Những kỹ năng để tránh trường hợp đạp nhầm chân ga - phanh

- Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn phanh. Khi sử dụng ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga và khi sử dụng phanh thì xoay thẳng cổ chân hướng thẳng bàn chân vào phanh.

- Không sử dụng ga thì phải chuyển chân ngay về vị trí phanh. Đây là điều vô cùng quan trọng khi lái xe.
Lời khuyên khá quan trọng là các bạn nên thành thạo lái xe số sàn trước khi qua xe số tự động (xe, hoặc nếu bắt đầu bằng xe số tự động luôn thì hãy tập lái thật nhiều vì đối với xe số tự động thì khi đạp nhầm chân ga với phanh thì hậu quả sẽ không hề nhỏ.

- Khi bắt đầu khởi hành (cả tiến và lùi). Phòng tránh: khi chuyển sang số D hoặc số R chỉ nới chân phanh để xe chạy ổn định, an toàn rồi mới xoay chân sang ga để tăng tốc.

- Khi quan sát thấy chướng ngại vật từ xa thì phải chuyển chân từ bàn ga về chân phanh;

- Khi lùi, tiến để quay đầu trong khu hẹp đều không cần ga mà luôn luôn đặt chân vào bàn phanh.
Trong hai trường hợp trên rất dễ nhầm phanh – ga nếu chỉ nhấc chân khỏi bàn ga mà không chạm vào bàn phanh, để chân lơ lửng đến khi giật mình đạp một nhát ăn đúng vào bàn ga thì thôi xong.

- Dừng mua vé cầu đường, dừng để lấy đồ cho người ngồi sau... đều phải về N và đạp phanh hay kéo phanh tay.

Trên là những kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga - phanh. Xin chúc mọi người lái xe an toàn!