Kinh nghiệm lái xe đường dài

TRƯỜNG SÁT HẠCH LÁI XE ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

Kinh nghiệm lái xe đường dài

1. Trang bị khi lái xe đường dài

Để chuẩn bị cho một chuyến chạy xe đường dài, bạn phải có sức khỏe tốt, ổn định tinh thần và luôn sẵn sàng
Lương khô/ Nước uống: Nên chuẩn bị mỗi xe một bình nước suối 1.5 lít và một ít lương khô để tránh tình trạng đói khát khi cần tập trung cao. Có thể bạn chưa biết: Cơ thể bạn mệt mỏi uể oải vì đói sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ! Trong trường hợp hạ đường huyết biểu hiện là chóng mặt, mệt mỏi, cắn miếng bánh ngọt + một viên sủi C 
Hành lý: Nếu đã có trước nơi đến, hãy gửi hành lý/ balô cho dịch vụ vận chuyển và xách xe không đi. Chơi chán thì gửi dịch vụ để chuyển về nhà. Không nên đeo bất cứ thứ gì trên người khi lái xe đường dài, kể cả máy ảnh. Đừng tiếc 30-50k gửi balô để đổi lấy sự mỏi nhừ trên đôi vai!
Có điều kiện thì nên trang bị đồ bảo hộ đi cho an toàn, đề phòng bất trắc! Nên nhớ chi phí mua trang bị luôn thấp hơn chi phí chữa trị khi gặp tai nạn!
+ Chọn một đĩa CD thật hay với những bài hát yêu thích của chúng ta để có thể thưởng thức suốt một chặng đường dài, dàn âm thanh không cần hiện đại lắm, chỉ cần đủ để thưởng thức các bài hát của chúng ta.
+ Thời tiết: Xem tin tức thời tiết và kết hợp với việc bạn quan sát thực tế. Trời miền bắc chắc chắn sẽ lạnh rồi, nhưng xem có mưa hay không. Mưa phùn làm đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nghĩa là bạn phải cẩn trọng hơn trong mọi tình huống.
kinh nghiem lai xe duong dai

Kiểm tra xe khi chuẩn bị lái xe đường dài

+ Khi lái xe oto đường dài nên chuẩn bị xe thật kỹ càng, lốc máy, bộ lọc, máy làm mát xem lại dầu nhớt, bổ sung kịp thời, lốp bánh xe ô tô…
+ Xe: Nếu xe riêng của gia đình, trước Tết nên cho vào xưởng kiểm tra bình ắc-quy, lốp, phanh...Nếu xe thuê tự lái, bạn nên bảo chủ cửa hàng kiểm tra giúp những điều đó, nhất là bình ắc-quy, lốp cùng hệ thống phanh. Tránh chuyện giữa đường nghỉ ngơi tí, xong đề không nổ do hết điện hay xịt lốp. Ngày đó khó kiếm chỗ sửa và gọi cứu hộ lắm đấy.
+ Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm bạn bối rối.
+ Nổ máy và để xe tự nhiên khoảng 15-30s nhé. Tai lắng nghe, xem tiếng máy có gì lạ? Mắt quan sát hệ thống đèn báo động cơ, đèn báo cửa chưa đóng kín, đồng hồ báo xăng...thử luôn hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Nếu có bất thường thì phải khắc phục ngay.

2. Kỹ thuật lái xe đường dài

- Tốc độ: Ở bất cứ tốc độ nào, hãy giữ nguyên tắc 3 giây với xe đi trước. Nếu họ đột ngột đứng lại, bạn phải có đủ 3 giây để thắng đứng xe. Nếu bạn chỉ chừa cho mình 2 hoặc 1 giây thì hậu quả rất dễ nhận biết.
- Thu hút chú ý: Cho dù ngày hay đêm, bạn vẫn cần phải nổi bật nhất trên đường chạy vì đó là lợi thế. Mở đèn và mặc áo phản quang luôn được khuyến khích. Mở đèn ban ngày không bị phạt tại Việt Nam nhé!
 - Vào cua: tuyệt đối không nhìn gần phía mũi xe. Hãy nhìn ra xa và hướng mắt vào đường cua để tránh bị chóng mặt. Bản năng sẽ cho bạn biết cách hạ tốc độ và cắt cua tại góc nào để tăng tốc đi tiếp.
- Đường cát, sình lầy: cứ để xe trôi theo quán tính. Nếu có gắng kìm lái hoặc thắng, bạn sẽ nhanh chóng biết được “con đường rộng bao nhiêu mét”. Nếu qua sa mạc cát , hãy xì bớt hơi bánh xe còn 1/3, bạn dễ dàng vượt qua mà không bị lún.
- Ổ gà: nên chạy tránh về phía bên phải, hoặc chạy chậm để giảm sốc đi qua ổ gà. Hạn chế chạy né sang làn trái, hậu quả tệ hơn cảm giác sốc tưng tưng nhiều! Ngoài ra, nên thông báo bằng tín hiệu/cử chỉ cho xe sau né.
- Lên đèo, xuống đèo: Giữ nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Xe số hoặc xe ga đều có cơ chế hãm tốc độ bằng động cơ khi giảm ga. Nếu bạn cố ý tắt máy để đổ đèo, bạn sẽ có nguy cơ không bao giờ được bật công tắc lần thứ hai! Nếu dốc quá cao và thiếu tự tin, hãy xì bớt 1/4 hơi bánh xe để giảm tốc và tăng độ bám đường rồi tuột xuống là an toàn.
- Xe lớn đi sau lưng và bóp kèn inh ỏi: nhất là ở các đoạn đường hẹp, không chia làn, bạn cứ mặc kệ và mở signal bên phải để cho tài xế biết mình đã hiểu tín hiệu rồi từ từ chuyển sang làn phải nếu an toàn, dứt khoát không nhường đường nếu thấy nguy hiểm cho chính mình. Nếu mép lề đường nhựa cao hơn đường đất, cần xuống đường đất thật dứt khoát. Loạng choạng là sẽ nằm trong bánh sau của tải ngay. Nên nhớ, xe tải không bao giờ ủi vào đít bạn từ phía sau!

3. Kỹ thuât tránh né khi lái xe đường dài

- Mưa: có người mặc áo mưa đi ngược chiều, hoặc kiếng xe oto ngược chiều bị ướt : mặc áo mưa ngay!
- Đinh tặc: Tìm một chiếc xe tải và giữ khoảng cách an toàn với nó, sau đó đi vào làn của vệt bánh bên phải. Bánh đó sẽ cán bẹp các cây đinh, dọn đường cho bạn đi. Đi sau tải còn có thể tránh được các xe đột ngột lủi ra từ ngã ba, tránh bọn cướp chơi chiêu giăng dây ngang đường để cướp (khăn đa năng, rằn quấn cổ cũng phá được chiêu này).
- Bắn tốc độ: đa phần xe hai bánh chỉ bị bắn tốc độ ở phạm vi thị trấn. Cố gắng chỉ giữ tốc độ 50km/h khi nhìn thấy cái bảng màu xanh có hình nhà lầu, và cái vòng tròn đỏ có số 50. Nếu bạn nóng ruột, hãy sẵn sàng đóng phạt! Tăng tốc trở lại sau khi bảng nhà lầu hoặc có số 50 bị gạch chéo. Giữ vững nguyên tắc này, bạn có thể lái xuyên Việt bằng xe hai bánh mà không bị bắn tốc độ, ngoại trừ ở Đồng Nai.
- Đèn pha ngược chiều: Nếu nhìn thẳng vô đèn pha của xe ngược chiều, bạn sẽ bị mù tạm thời trong ít nhất 2 giây. Nhiêu đó đủ để bạn lủi vô đít xe trước hoặc xuống ruộng nằm cho mát. Vậy khi gặp tình huống đó, bạn cần nhìn về bên phải để lấy lằn sơn trắng hoặc bụi cây, cọc tiêu,… làm định vị để giữ nguyên vị trí của mình rồi nhẹ nhàng lướt qua tình huống này.
- Sương mù: đèn pha càng lớn càng không thấy đường. Hãy lấy sình trét lên 1/3 kiếng xe phía trên, bạn sẽ dễ chịu hơn chút. Lưu ý, đường có sương thì giảm tốc, nếu không hãy sẵn sàng húc đít xe khác hoặc tệ hơn…

Chạy nhóm từ 2 xe trở lên: đi theo hàng, so le, giữ đúng khoảng cách từ 3 giây trở lên. Người tay lái yếu chạy về phía phải, người lái vững chạy sau bên trái để che đường. Hãy mở đèn lên cho dù là ban ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả an toàn rất lớn.

Trên là những điều cần biết khi lái xe đường dài. Chúc các bạn có những chuyến đi an toàn!