SÁT HẠCH LÝ THUYẾT
Tầm quan trọng không thể thiếu của hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không quá khi ta nói rằng chúng là cần nhất, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Những nơi vắng vẻ, khu vực đông dân cư, nơi mà người cảnh sát không thể túc trực hàng giờ để cảnh báo phân luồng thì các biển báo giao thông đang thay họ hàng ngày hàng đêm, chúng giúp cải thiện đáng kể công việc con người, tiết kiệm được thời gian, con người và kinh tế.
Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
Vậy để hiểu được tầm quan trọng và cũng để giúp các bạn học viên tại Trung Tâm hiểu rõ luật, nắm rõ được ý nghĩa, từng trường hợp áp dụng của các loại biển, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân loại hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM.
Một trong những thành tựu phát minh, sáng chế lớn nhất của con người, xứng tầm vĩ đại, chúng vẫn sừng sững trải qua mưa gió đứng hiên ngang trên vỉa hè, giữa lối đi, trước ngã ba ngã tư, trên đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường thủy… Chúng là “Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam”. Nhằm tạo sự nhận biết, phân biệt rõ ràng và dễ nhất, các biển báo được phân ra theo các hình thức như hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển cấm… phân biệt bằng các khối hình khác nhau như hình tròn, vuông, hình chữ nhật, tam giác… phối kết hợp với chúng là các mầu sắc gây sự chú ý cao nhưng vẫn không gây ảnh hưởng cho người lái xe và các phương tiện tham gia giao thông… Cụ thể trong đó:
I. Biển báo “Cấm”:
Biển báo cấm
Hình tròn.
Nền mầu trắng và viền mầu đỏ.
Nội dung thể hiện lệnh cấm nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.
Một số biển được thể hiện khác so với quy tắc chung với khối Biển báo “Cấm” nhưng vẫn thuộc và có ý nghĩa là cấm, thông báo… như biển cấm dừng, cấm đỗ, biển hết hạn chết tốc độ, biẻn STOP.
II. Biển báo nguy hiểm:
Biển báo nguy hiểm.
Hình tam giác.
Nền mầu vàng và viền mầu đỏ.
Nội dung thể hiện nằm ở giữa tâm của biển có mầu đen.
Không có ý nghĩa là “Cấm” hay hiệu lệnh bắt người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo, nhưng các Biển báo nguy hiểm nhằm mục đích thông báo cho người lái xe biết trước các tính huống có thể xảy ra phía trước, có thể phía trước tiếp theo sẽ là những đường có địa hình như thế nào, giao cắt ra sao, đường hướng nào được ưu tiên cần lưu ý để người lái xe giảm tốc độ, đi đúng phần đường, giữ cự ly an toàn…
III. Biển báo hiệu lệnh:
Biển hiệu lệnh.
Hình tròn.
Nền mầu xanh.
Nội dung thể hiện bên trong nằm chính giữa và có mầu trắng.
Đây là những biển bắt buộc mọi người lái xe, tham gia giao thông thì gặp đều phải tuân thủ và làm theo, thông thường là các hướng phải đi, hay hạn chế tốc độ tối thiểu… Cùng với Biển báo “Cấm” nếu người lái xe không nghiêm túc thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đi không đúng luật, vi phạm giao thông và có thể gây tai nạn…
IV. Biển báo chỉ dẫn:
Biển chỉ dẫn.
Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Nền mầu xanh.
Nội dung thể hiện bên trong có thể là mầu đen, mầu trắng, mầu vàng hoặc đỏ.
Đứng vị trí là thứ yếu, nhằm chỉ dẫn cho lái xe biết được các địa điểm tiếp theo, thành phố đô thị hay làng mạc, những điểm mốc. lối rẽ (không bắt buộc phải tuân theo), nơi dừng xe nghỉ ngơi, trạm xăng…
V. Biển phụ:
Biển phụ.
Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Nền mầu trắng.
Nội dung thể hiện bên trong chủ đạo là mầu đen hoặc mầu đỏ.
Nhằm mục đích bổ trợ cho các loại Biển báo “Cấm”, Biển báo nguy hiểm, Biển báo hiệu lệnh, Biển báo chỉ dẫn, trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.
VI. Vạch kẻ đường:
Vạch kẻ đương – Phạm vi áp dụng tương đương với biển hiệu lệnh.
Nội dung thể hiện đa dạng bằng các hình vẽ, các đường kẻ sọc…
Được sơn bằng các mầu trắng hoặc vàng trên mặt đường.
Tuy không được liệt kê, định nghĩa và phân loại như các loại biển được sử dụng trong Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam nhưng vạch kẻ đường cũng rất quan trong, về phạm vi áp dụng, ý nghĩa là ngang với biển, chúng được dùng song song đồng hành với biển và đèn tín hiệu giao thông. Khi tham gia giao thông người lái xe chỉ nhìn biển nhìn đèn là chưa đủ, vạch kẻ đường hiện nay rất đa dạng với các hình thức là báo hiệu, hiệu lệnh tuân theo hoặc chỉ dẫn…
Tổng hợp đây là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, cũng như giấy phép lái xe của Việt Nam hiện nay đã có thể sử dụng được trên toàn thế giới (ngoại trừ một số nước sử dụng tay lái nghịch và các nước khác). Học viên học lái xe ô tô B2 chỉ cần nhớ đặc điểm nhận biết phân loại của các loại biển như đã nêu ở trên. Hiểu đước phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi mới đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…