Mùi điều hòa, máu lạnh xuất phát từ chiếc xe ô tô mới thường có nguồn gốc từ nấm mốc hoặc do các tạp chất nhựa còn lại từ quá trình lắp ráp chế tạo chiếc xe hơi. Khi điều hoạt động trong thời gian dài thì bụi bặm, ẩm mốc có thể là nguyên nhân khiến nấm mốc phát triển.
Những nguyên nhân gây mùi hôi ở máy điều hòa trên xe ô tô:
Bộ lọc bị tắc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến điều hòa của bạn bốc mùi. Bộ lọc không khí có tác dụng loại bỏ những bụi bẩm và độ ẩm bên trong xe. Sau một thời gian dài sử dụng, nó có thể tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Một phần không khí nhỏ các loại chất này sẽ bám lại trên bề mặt tản nhiệt của dàn lạnh và ống dẫn gió và tích tụ ngày càng nhiều theo thời gian. Điều kiện ẩm ướt, thiếu sáng khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển rất nhanh. Chúng phân hủy các chất hữu cơ được tích tụ và tạo ra mùi hôi, chua, rất khó chịu.
Rò rỉ chất môi lạnh: Nếu xe bạn có mùi giống như mùi ga thì rất có thể xe của bạn đã bị rò rỉ môi lạnh. Điều bạn cần làm là cắm lại và nạp thêm gas.
Chạy với công suất thấp: AC chạy liên tục với công suất thấp có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, nếu một máy điều hòa không được sử dụng hết công suất, nó sẽ không hút ẩm được không khí, cuối cùng dẫn đến mùi hôi thối bốc ra từ nó.
Tác hại khi điều hòa ô tô có mùi:
Gây mất tập trung khi lái xe. Gây ra những phản ứng tức thì như trình trạng say xe, buồn nôn, khó thở cho người ngồi trên xe. Việc tiếp xúc với những mùi độc hại được gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc còn đem đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Đặc biệt là các bệnh về hô hấp.
Cách xử lý mùi hôi ở máy điều hòa trên xe ô tô
Sử dụng bình xịt tiêu diệt nấm mốc
Bạn nên xịt vào mỗi hốc thông gió trong xe hơi. Tiếp theo bật điều hòa và quạt ở công suất tối đa, điều này sẽ làm cho điều hòa có thể làm cho các luồng khí lưu thông xung quanh. Bước kế tiếp, bạn phải tìm một lỗ thông hơi tái lưu và phun mạnh vào. Nó thường ở bên trên ghế tài xế, gần bảng điều khiển hoặc trong cốp xe. Chuyển từ chế độ lấy không khí bên ngoài sang chế độ lấy không khí bên trong, sau đó xịt dung dịch này vào hệ thống. Cuối cùng là chuyển từ chế độ quạt tối đa sang chế độ quạt đầy đủ, điều này sẽ giúp bạn được làm mát nhiều hơn mà không làm gia tăng độ ẩm trong xe.
Ngoài sử dụng bình xịt tiêu diệt nấm mốc, bạn cũng có thể dùng nước hoa hoặc tự chế cho mình một dung dịch khử mùi bằng hỗn hợp dấm trắng pha với nước. Các bạn pha một phần giấm trắng với ba phần nước và sau đó cho vào bình và xịt. Mặc dù giấm không phải là mùi dễ chịu nhất, nhưng nó có công dụng chống nấm mốc tự nhiên và bay mùi nhanh chóng.
Tắt hệ thống AC trước khi dừng xe
Dư thừa độ ẩm chính là nguyên nhân khiến nấm mốc phát triển, gây ra mùi điều hòa khó chịu. Bằng cách tắt hệ thống AC, không khí nóng từ động cơ sẽ làm độ ẩm biến mất, tức không bị nấm mốc và mùi điều hòa. Để quạt chạy ở công suất lớn nhất khi tắt máy. Khi điều hòa đã tắt, luồng gió mạnh từ quạt giúp thổi bay hơi ẩm và ngăn ngừa nấm mốc. Xử lý vệ sinh xe định kì 3-6 tháng một lần khi sống ở khu vực có độ ẩm cao. Môi trường ấm áp, ẩm ướt là cơ hội cho nấm mốc phát triển. Hơn nữa, sử dụng điều hòa càng nhiều, thì càng có khả năng hệ thống bị bẩn. Làm sạch thường xuyên là cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này.
Chuyển đổi điều hòa từ chế độ làm mát sang chỉ sử dụng quạt. Mục đích chính nhằm không khí lưu thông nhiều hơn chứ không phải là được làm mát. Điều này sẽ giúp ngăn chặn độ ẩm tăng thêm, hạn chế nấm mốc phát triển nhanh chóng.
Mang xe đến đại lý nếu mùi vẫn còn để đảm bảo rằng mùi không phải là nguyên nhân của một lỗi nghiêm trọng hơn, để xử lý vấn đề trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.