Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải – Nguyễn Văn đã triển khai kế hoạch năm 2019 ngành GTVT. Trong đó Nghị định thi bằng lái xe ô tô năm 2019 có những thay đổi về nội dung câu hỏi lý thuyết và cách chấm thi sát hạch lái xe sẽ khó khăn hơn trước rất nhiều.
Nhằm tránh tình trạng chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý GPLX, Bộ GTVT sẽ tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất và giám sát công tác đào tạo lái xe tại tất cả các Sở GTVT trong toàn quốc. Xử lý nghiêm, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi giấy phép đào tạo các cơ sở đào tạo lái xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn.
Ngày nay, Chỉ cần bật công cụ tìm kiếm google hay trên trang mạng xã hội, bạn sẽ thấy tràn lan các trung tâm đào tạo lái xe với những câu mời gọi “bao đậu”, “không cần thi sát hạch” hay thậm chí là lấy được bằng lái xe ô tô nhanh chóng 1 cách công khai trên facebook mà không cần qua 1 lớp đào tạo nào.
Tuy nhiên, Phía trước tay lái là sự sống, bạn phãi nắm vững các kiến thức căn bản về luật khi tham gia giao thông cũng như luyện tập sát hạch lái xe thường xuyên, tránh tình trạng không biết “ mặt chữ” vẫn có bằng lái.
Với cấu trúc thi lí thuyết thay đổi: Từ 450 câu hỏi sát hạch GPLX bằng bộ 500 câu hỏi mới, đòi hỏi các thí sinh tham gia sát hạch giấy phép lái xe phải học tập và đầu tư công sức nhiều hơn. Tránh tình trạng “học tủ”.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an chia sẻ dữ liệu vi phạm của người lái xe, không để xảy ra tình trạng người bị tạm giữ GPLX giả khai báo mất để được cấp lại.
Các trường hợp thí sinh thi thực hành lái xe như: vượt đèn đỏ, quy phạm quy tắc lái xe đường đèo, vi phạm tại các gác chắn đường sắt,.. sẽ bị đánh rớt ngay lập tức.
Công tác đào tạo và sát hạch/cấp GPLX cần được thực hiện bởi 2 đơn vị độc lập, để đảm bảo công khai và đánh giá chính xác nhất về chất lượng đào tạo lái xe. Hiện tại, việc đào tạo và sát hạch GPLX đều do Bộ GTVT thực hiện.
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe ô tô năm 2019
Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy lái xe ô tô được quy định như sau:
– Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
– Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
– Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
+ Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
** Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
– Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.