Bắt đầu từ tháng 3/2019, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự kiến sẽ thay đổi cấu trúc đề thi sát hạch lái xe: từ 450 câu lí thuyết lên 600 câu, trong đó có 100 câu điềm liệt.
Bộ đồ thi sát hạch chọn câu hỏi 1 cách ngẫu nhiên, thí sinh chỉ cần sai 1 câu trong 100 câu điểm liệt sẽ bị đánh trượt ngay lập tức. Như vậy, việc thi sát hạch lái xe sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Theo quy định trước đây, mỗi đề thi lí thuyết chỉ có 30 câu hỏi, Thí sinh sẽ vượt qua vòng thi lí thuyết hạng B1, B2 nếu đúng được 26 câu ( cho phép sai 4 câu), hạng C,D,E nếu đúng được 28 câu ( cho phép sai 2 câu)
Nhằm tránh tình trạng học vẹt, học tủ và nạn chống trượt khi thi sát hạch, bộ GTVT còn đề xuất lắp camera quan sát các trường tổ chức thi cả lí thuyết và thực hành nhằm đảm bảo chất lượng, tránh những trường hợp không biết chữ vẫn có thể làm chủ vô lăng.
Lưu ý: thí sinh khi di thi không được mang điện thoại, các dụng cụ điện tử, thông tin thiết bị gian dối vào trong phòng thi. Nếu vi phạm quy chế, thí sinh sẽ không được cấp bằng trong vòng 5 năm, kể từ ngày phát hiện vi phạm.
Việc sửa đổi thông tư 12 về đào tạo sát hạch GPLX sẽ góp phần hạn chế và ngăn chặn những trung tâm dạy lái xe lừa đảo và “bao đậu” .
Tuy nhiên, thí sinh không nên chỉ quan tâm tới lí thuyết, phần thi thực hành vẫn là quan trọng nhất. Nó đánh giá được khả năng cầm lái và cách xử lí tình huống khi chính mình làm chủ tay lái.
Trong thời gian gần đây, vô số các tai nạn thương tâm đã xảy ra do các lái xe chủ quan và không tuân thủ luật Giao thông đường bộ. Qua đây cho thấy một phần nào đó công tác giảng dạy từ các trung tâm đã không quá chú trọng, hời hợt khi hướng dẫn thí sinh thực hành. Tình trạng không đủ xe cho học viên hay giảm bớt thời gian thực hành sẽ tác động không nhỏ đến khả năng cầm lái của học viên.
Vì vậy, các học viên cần chọn những trung tâm có uy tín, công tác giảng dạy chuyên nghiệp và đầy đủ phương tiện thực hành để vừa nằm vửng kiến thức và quan trọng nhất là điều khiển xe 1 cách an toàn và tự tin.