TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ THANH HÓA - HỌC VIỆN CSND THANH HÓA
CHUYÊN :
Đào tạo lái xe ô tô số sàn số tự động tại Thanh Hóa
Dạy lái xe ô tô hạng B11 B2 C D
Tiếp nhận hồ sơ học lái xe tại Thanh Hóa
Bổ túc tay lái mới số sàn số tự đông
Cho thuê xe tập lái đường trường và cho thuê xe chip tập lái ôn thi
LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN SINH KHÓA MỚI TRONG TUẦN NÀY
HOTLINE : 0936 882277
Có thể nói, Giấy phép lái xe là một trong những vật bất ly thân của tài xế khi đi đường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Giấy phép lái xe mà mình đang sở hữu. Dưới đây là 10 thông tin cần biết về Giấy phép lái xe.
- 1/ Giấy phép lái xe là gì? Do cơ quan nào cấp?
- 2/ Giấy phép lái xe bao gồm những hạng nào?
- 3/ Bao nhiêu tuổi được cấp Giấp phép lái xe?
- 4/ Thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe là bao lâu?
- 5/ Trường hợp nào phải đổi Giấy phép lái xe?
- 6/ Thủ tục đổi Giấy phép lái xe được thực hiện thế nào?
- 7/ Khi nào phải cấp lại Giấy phép lái xe?
- 8/ Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe mới nhất
1/ Giấy phép lái xe là gì? Do cơ quan nào cấp?
Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm “Giấy phép lái xe”. Tuy nhiên, có thể hiểu Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Trong đó, căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe gồm:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
- Sở Giao thông vận tải: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2/ Giấy phép lái xe bao gồm những hạng nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hiện nay tại Việt Nam có các hạng Giấy phép lái xe sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1: Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Giấy phép lái xe hạng A2: Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Giấy phép lái xe hạng A3: Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Giấy phép lái xe hạng A4: Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.
- Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động: Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Giấy phép lái xe hạng B1: Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Giấy phép lái xe hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
- Giấy phép lái xe hạng C: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
- Giấy phép lái xe hạng D: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
- Giấy phép lái xe hạng E: Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
- Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể:
+ Hạng FB2: Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
+ Hạng FC: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
+ Hạng FD: Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
Giấy phép lái xe các hạng (Ảnh minh họa)
3/ Bao nhiêu tuổi được cấp Giấp phép lái xe?
Theo Điều 59 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổi để được cấp Giấy phép lái xe được quy định như sau:
- Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: Đủ 18 tuổi trở lên.
- Hạng C: Đủ 21 tuổi trở lên.
- Hạng D: Đủ 24 tuổi trở lên.
- Hạng E: Đủ 27 tuổi trở lên.
- Hạng FB2: Đủ 21 tuổi trở lên.
- Hạng FD: Đủ 27 tuổi trở lên.
- Hạng FE: Đủ 27 tuổi trở lên.
- Hạng FC: Đủ 24 tuổi trở lên.
Xem thêm: Độ tuổi thi bằng lái xe của từng hạng tại Việt Nam
4/ Thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe là bao lâu?
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT đã chỉ rõ thời hạn của Giấy phép lái xe như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); trường hợp người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thời hạn này được ghi trực tiếp trên Giấy phép lái xe được cấp cho người dân.
5/ Trường hợp nào phải đổi Giấy phép lái xe?
Việc đổi Giấy phép lái xe sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, những trường hợp sau đây cần thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lái xe:
- Khuyến khích đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.
- Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng.
- Người có Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.
- Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi (nam) và 50 tuổi (nữ), có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
- Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với Giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD).
Xem thêm: Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa?
Trung tâm đào tạo lái xe oto Thanh Hóa , trường dạy lái xe ô tô Thanh Hóa
ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ SÔ SÀN TẠI BỈM SƠN , DẠY LÁI XE SỐ TỰ ĐÔNG TẠI NGA SƠN , HỌC LÁI XE Ô TÔ TẠI HẬU LỘC , HOẰNG HÓA , HỌC LÁI XE HẠNG C XE TẢI TẠI HÀ TRUNG BỈM SƠN NGA SƠN HOẰNG HÓA , TP THANH HÓA , TP SẦM SƠN , NGHI SƠN , TĨNH GIA , QUÃNG XƯƠNG , ĐÔNG SƠN , THIỆU HÓA ,VĨNH LỘC , CẨM THỦY , LANG CHÁNH , NGỌC LẶC , THỌ XUAN , BÁ THƯỚC , THƯỜNG XUÂN , NÔNG CỐNG , QUAN SƠN QUAN HÓA , MƯỜNG LÁT , YÊN ĐỊNH , TRIỆU SƠN THANH HÓA
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN