TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ THANH HÓA - HỌC VIỆN CSND THANH HÓA
CHUYÊN :
Đào tạo lái xe ô tô số sàn số tự động tại Thanh Hóa
Dạy lái xe ô tô hạng B11 B2 C D
Tiếp nhận hồ sơ học lái xe tại Thanh Hóa
Bổ túc tay lái mới số sàn số tự đông
Cho thuê xe tập lái đường trường và cho thuê xe chip tập lái ôn thi
LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN SINH KHÓA MỚI TRONG TUẦN NÀY
HOTLINE : 0936 882277
Hiện nay, xe số tự động cũng được ưa chuộng hơn hẳn so với các xe số sàn vì sự tiện dụng, đặc biệt là đối với người mới học lái. Bài viết này, Carmudi sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn lái xe số tự động đầy đủ và khách quan nhất, giúp bạn luôn tự tin và an toàn trên mọi cung đường.
Xe số tự động là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những thông tin hướng dẫn chạy xe số tự động trong bài viết này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu: Xe số tự động là gì?
Xe số tự động là xe có số được điều chỉnh hoàn toàn tự động, người lái xe không cần điều chỉnh tăng giảm số bằng tay (hay còn gọi là AT: Auto Transmission). Hệ thống xe sẽ tự động tăng giảm số phù hợp với tài xế cũng như tốc độ tương ứng khi xe chạy.
Xe số tự động là loại xe sử dụng hộp số tự động được phân ra làm hai loại chính bao gồm:
- Có cấp (AMT và AT), AT là hộp số được sử dụng trên các loại xe ô tô hiện nay.
- Vô cấp CVT (truyền động bằng dây đai kim loại) hay còn được gọi là hộp số biến thiên vô cấp, thường xuất hiện trên các dòng xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ.
Thuận tiện, dễ lái, không tốn nhiều sức là ưu điểm được nhiều lái xe công nhận. Khi lái xe tự động, chúng ta chỉ cần lên xe, nổ máy, nhả phanh và đạp ga, không cần lo lắng về việc xe bị tắt máy, hay tốc độ của xe ở mỗi số. Bạn gần như chỉ cần quan tâm tới chân ga và chân phanh. Tuy nhiên cũng vì ưu điểm này, mà phần lớn những người lái xe số tự động chưa thật sự quan tâm đến hướng dẫn lái xe số tự động an toàn.
Một ưu điểm nữa mà tôi muốn nhắc đến trong bài viết này, đó là xe số tự động giúp người lái xe “đỡ mệt" khi di chuyển trong nội thành thành phố. Đặc biệt là tại các thành phố lớn ở Việt Nam, nơi mà tắc đường luôn là một vấn đề khó giải quyết triệt để.
Hiện nay hầu hết các hãng xe như Toyota, Ford, Honda… đều có những mẫu xe số tự động tốt, với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng chọn lựa.
Ưu điểm là thế, nhưng để điều khiển xe số tự động an toàn, bạn không chỉ cần hiểu rõ về xe, mà còn cần nắm rõ những lưu ý và sai lầm dễ mắc phải.
Những bộ phận, kí hiệu bạn cần nằm lòng khi lái xe số tự động
Xe số tự động có chân côn không? Chân côn là điểm khác biệt lớn nhất giữa xe số sàn và xe số tự động. Đối với xe số tự động bạn không cần phải lo điều khiển chân côn. Xe số tự động được thiết kế chân côn tự động, chỉ có chân ga và chân phanh nên thao tác di chuyển khi lái xe dễ dàng hơn xe số sàn. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý tới hai bộ phận cực kỳ quan trọng là chân ga và phanh. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng đã có không ít tai nạn xảy ra do người lái nhầm lẫn giữa hai bộ phận này, hoặc tâm lý không vững mà đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Cụm từ “xe điên" cũng ra đời từ đây.
Do vậy, đây chính là hai bộ phận bạn cần đặc biệt lưu ý. Ở phần tiếp theo của bài viết, tôi sẽ nói rõ hướng dẫn lái xe số tự động an toàn, cũng như những điều bạn cần nắm vững để hạn chế tối đa việc nhầm chân ga và phanh.
Ý nghĩa các ký hiệu trên xe số tự động: Vì đơn giản hơn khi điều khiển, nên ký hiệu của xe số tự động rườm rà và khó nhớ hơn xe số sàn. Khi đã nằm lòng được ý nghĩa các ký hiệu, chắc chắn việc điều khiển xe sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể:
P (Park) - Đỗ xe - Sử dụng khi bạn đỗ xe lâu tại một điểm
R (Reverse) - Số lùi - Sử dụng để chạy lùi, lùi đỗ xe
N (Neutral) - Số mo, ngắt truyền động hộp số - Sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ
D (Drive) - Số tiến - Sử dụng để xe di chuyển về phía trước
Tuỳ thuộc vào từng dòng xe, chúng ta sẽ có thêm các ký hiệu khác được đề cập cụ thể trong hướng dẫn học lái xe số tự động của từng dòng:
M (Manual): (+ -) Hoạt động giống số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại.
S (Sport): Số thể thao, hoạt động gần giống như chế độ M
D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Một trong những công dụng quan trọng của tính năng này là hãm số giúp đổ đèo an toàn.
OD (Overdrive): Số sử dụng để về số khi cần tăng tốc để vượt.
L (Low): Số thấp, sử dụng trong các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.
B (Brake): Số hãm, sử dụng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc, thường có trên hộp số tự động vô cấp
Hướng dẫn lái xe số tự động an toàn
Dưới đây là các bước cơ bản hướng dẫn lái xe số tự động an toàn, mà ngay cả những tài xế kỳ cựu, có thâm niên lái xe nhiều năm cũng luôn phải nắm vững.
Chuẩn bị trước khi lái xe số tự động
Điều chỉnh gương, vị trí ghế ngồi: Bạn cần phải chỉnh gương sao cho có tầm nhìn tốt nhất và ghế ngồi sao cho thoải mái. Có như thế bạn mới an toàn và hoàn toàn tập trung khi lái xe.
Kiểm tra xe trước khi lái và xác định các chức năng điều khiển của xe
Đảm bảo tất cả các cửa đều khoá chặt
Thắt dây an toàn đúng quy định cho bạn, và những người trong xe
Chắc chắn xe đã sẵn sàng bằng các kiểm tra bảng điều khiển, không còn đèn báo sáng
Không nên để điện thoại khiến bạn mất tập trung khi lái xe, tốt nhất là để điện thoại ở chế độ im lặng, hoặc chuông nhỏ vừa đủ nghe
Các bước khởi động và vận hành xe số tự động cơ bản trong hướng dẫn cách lái xe số tự động
Ở phần này của hướng dẫn lái xe số tự động, chúng tôi sẽ đưa ra những bước cơ bản hướng dẫn cách lái xe số tự động.
Cắm chìa khoá vào ổ và khởi động xe: Đạp hết chân phanh, thả phanh tay
Điều chỉnh xe sang chế độ di chuyển phù hợp mà bạn mong muốn. Chẳng hạn, chuyển cần số sang D nếu đi tới hoặc R nếu đi lùi (tham khảo lại phần ý nghĩa các ký hiệu cần nhớ khi trong hướng dẫn xe số tự động ở phần đầu bài viết này).
Chân phải đạp phanh và dần dần hạ hết tay phanh, quan sát trước sau cẩn thận bằng gương chiếu hậu trước khi cho xe di chuyển.
Bỏ chân ra khỏi phanh và từ từ nhấn chân ga để xe tăng tốc, cảm nhận xe di chuyển, tăng tới tốc độ mong muốn, phù hợp với luật giao thông.
Dừng đỗ xe: Sử dụng chân phải đạp chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn, kéo phanh tay và chuyển cần số về P, sau đó tắt động cơ.
Lưu ý 5 nguyên tắc không thể bỏ qua trong hướng dẫn lái xe số tự động
Xe số tự động là loại xe rất dễ dàng di chuyển trên đường. Tuy nhiên, nếu không nắm vững nguyên tắc lái sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường khi tham gia giao thông. Hãy cùng Carmudi tìm hiểu 5 nguyên tắc chính yếu trong hướng dẫn học lái xe số tự động nhé:
Không điều chỉnh ghế, vô lăng, gương chiếu hậu khi đang di chuyển
Đây là lý do tại sao trước khi lên xe bạn cần kiểm tra và điều chỉnh cẩn thận vị trí ghế, vô lăng và gương chiếu hậu. Trong quá trình di chuyển nếu thấy chưa thoải mái, muốn chỉnh lại thì cần dừng xe lại vào lề đường cho phép theo đúng luật giao thông để điều chỉnh.
Nguyên tắc 2: Lái xe bằng một chân. Tuyệt đối không dùng cả hai chân để thao tác
Điểm khác biệt của xe số tự động so với xe số sàn là chân côn đã được loại bỏ, tài xế không cần phải dùng chân bên trái để điều khiển xe. Điều này tuy giúp cho việc lái xe trở nên dễ dàng, thoải mái hơn nhưng cũng chính điều này có thể trở thành nguyên do của tai nạn nếu tài xế bất cẩn.
Khi lái xe số tự động, người điều khiển chỉ cần dùng chân phải để kiểm soát cả chân ga và chân phanh là đủ, tương tự như khi lái xe số sàn, tránh đạp nhầm cả hai cùng lúc dễ gây tai nạn.
Không ga thì phanh
Nguyên tắc này đặc biệt cần chú ý đối với tài xế mới, hay tài xế chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động. Với xe số bạn cần học điều chỉnh chân phanh thật nhuần nhuyễn, bởi khi nhả chân ga, xe số tự động có xu hướng giữ tốc độ, thậm chí lên số cao và tăng tốc khi xe xuống dốc, trái ngược với hiện tượng “hãm động cơ" của xe số sàn khi nhả chân ga. Đây là nguyên tắc “vàng” bạn luôn phải ghi nhớ trong hướng dẫn cách lái xe số tự động.
Khi đang di chuyển, nếu tốc độ đã ổn định, không cần tăng tốc, tài xế nên để chân phải hờ ở chân phanh luôn. Nếu không, khi cần hãm tốc bất ngờ, việc chuyển từ chân ga sang chân phanh sẽ bất tiện hơn. Chưa kể nhiều tài xế tâm lý không vững đạp luôn chân ga thay vì chân phanh càng lại dễ gây tai nạn.
Không chuyển số về N khi xe đang lăn bánh
Thao tác chuyển số từ D về N khi xe đang lăn bánh sẽ dễ khiến giảm tuổi thọ của hộp số và nguy hiểm cho tài xế khi khó kiểm soát tốc độ của xe. Khi chuyển về số N lúc xe đang lăn bánh, đặc biệt là khi đổ dốc hay dừng đèn đỏ sẽ khiến cho xe chạy trớn lên trước. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, nhưng về lâu về dài sẽ không tốt cho các chi tiết, bộ phận bên trong hộp số.
Thậm chí, ngay trong sách hướng dẫn lái xe ô tô số tự động của dòng xe Mazda 3 có ghi: “Không được chuyển sang chế độ N trong khi xe đang chạy. Bởi việc này là nguy hiểm khiến xe không thể phanh động cơ khi giảm tốc và có thể dẫn đến chấn thương".
Làm quen với xe thật nhuần nhuyễn trước khi sử dụng
Đây là nguyên tắc bất thành văn khi lái bất kỳ dòng xe nào. Với xe số tự động, được thiết kế giúp người lái xe thuận tiện, dễ dàng, thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu không làm quen kỹ với xe thì chính sự thuận tiện, thoải mái này lại là nguyên nhân gây chấn thương, tai nạn không mong muốn.
Phần cuối cùng của bài viết hướng dẫn lái xe số tự động, tôi sẽ đề cập tới những sai lầm cũng như những lưu ý khác để chạy xe an toàn.
Sai lầm và lưu ý bạn cần biết trong hướng dẫn học lái xe số tự động
Vậy khi lái xe số tự động, người lái xe hay mắc phải những sai lầm nào, và có những lưu ý nào ngoài những nguyên tắc trên mà bạn cần chú ý?
Bỏ quên số tay, đặc biệt khi đi đường đèo, dốc
Hiện nay, đa phần các dòng xe số tự động đều có chế độ chuyển số tay, số thể thao... Thế nhưng, vì quá quen với chế độ D mà nhiều lái xe thường bỏ qua, thậm chí không biết chế độ này.
Trong trường hợp bạn đổ đèo, dốc và thường xuyên sử dụng phanh, dễ làm phanh trở nên nóng, thậm chí là cháy má phanh, mất thắng. Sử dụng chế độ chuyển số tay, sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc thay đổi các số để hãm phanh mà không cần đạp phanh nhiều.
Đi dép hay giày cao gót khi lái xe
Đi dép sẽ khiến cảm giác ở chân không được đầm, chưa kể quai dép bung, dép dễ tuột còn ảnh hưởng đến việc đạp chân ga và chân phanh. Với phụ nữ khi lái xe, tuyệt đối không đi giày cao gót. Gót giày rất dễ mắc vào tấm lót sàn xe dẫn đến việc người lái khó di chuyển, hoặc phản ứng chậm khi chuyển từ chân ga sang chân phanh. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị riêng một đôi giày mềm, đế bằng chắc chắn.
Đặt đồ dưới sàn xe của ghế lái
Vì tiện lợi, nhiều lái xe đặt chai lọ, hoặc các đồ vật khác dưới sàn xe. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn bất tiện nhiều hơn khi sử dụng chân ga và chân phanh. Vậy nên, hãy đặt đồ đúng vị trí trên xe, ranh giới giữa “tiện" và “bất tiện" là rất mong manh.
Ấn nút khoá trên cần số quá thường xuyên
Việc này sẽ vô tình vô tình chuyển cần số qua vị trí R, điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi tài xế không nhận ra cần số đã chuyển sang R từ khi nào.
Những lưu ý khác bạn cần chú ý trong hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn
Cầm vô lăng bằng hai tay, thoải mái, linh hoạt
Sử dụng tín hiệu xe phù hợp khi di chuyển
Chỉ dùng chân phải, KHÔNG DÙNG CHÂN TRÁI khi lái xe
Chú ý tới đèn báo vị trí cần số. Nếu đèn nhấp nhánh khi bạn đang điều khiển xe, có thể hộp số tự động đang gặp lỗi.
Luôn đạp chân phanh khi chuyển số.
Trung tâm đào tạo lái xe oto Thanh Hóa , trường dạy lái xe ô tô Thanh Hóa
ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ SÔ SÀN TẠI BỈM SƠN , DẠY LÁI XE SỐ TỰ ĐÔNG TẠI NGA SƠN , HỌC LÁI XE Ô TÔ TẠI HẬU LỘC , HOẰNG HÓA , HỌC LÁI XE HẠNG C XE TẢI TẠI HÀ TRUNG BỈM SƠN NGA SƠN HOẰNG HÓA , TP THANH HÓA , TP SẦM SƠN , NGHI SƠN , TĨNH GIA , QUÃNG XƯƠNG , ĐÔNG SƠN , THIỆU HÓA ,VĨNH LỘC , CẨM THỦY , LANG CHÁNH , NGỌC LẶC , THỌ XUAN , BÁ THƯỚC , THƯỜNG XUÂN , NÔNG CỐNG , QUAN SƠN QUAN HÓA , MƯỜNG LÁT , YÊN ĐỊNH , TRIỆU SƠN THANH HÓA
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN